Hỗ Trợ Online

0985 791 268 .
Mr.Cường

0985 791 268

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 028.2244 2837
Fax:
Email: alo@phanbonviluong.com

Phòng ngừa sâu bệnh, rỉ sắt, thán thư, rụng đốt, chết dây, khô đen cành. rụng trái, rông mốc.

( 29-09-2014 - 10:01 PM ) - Lượt xem: 1829

TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐỒNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

 

ThS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của cây trồng ngoài các nguyên tố đa lượng là N, K, P, bao gồm Cu, Zn, Fe, Mn, B, Mo, Co. Cây bón nhiều đạm là cây yếu, dễ ngã đổ. Cây tích lũy nhiều N dưới dạng nitrat gây hại sức khỏe con người.Cung cấp thêm nguyên tố vi lượng là hoạt động không thể thiếu của nhà nông. Nhưng điều quan trọng phải hiểu cây cần gì? Thông qua công dụng của nguyên tố đó, những biểu hiện của cây, đặc điểm của đất … mà lựa chọn loại, liều lượng cho phù hợp.

Đồng: đây là nguyên tố có vai trò rất đặc biệt không những là nguyên tố vi lượng (dinh dưỡng) mà còn là nhân tố phòng ngừa bệnh cho cây trồng. Đồng được cung cấp vào đất, trực tiếp lên cây trồng (qua bộ rễ, lá) dưới nhiều dạng: muối đồng (CuSO4, đồng bazo), hợp chất của đồng (Bordeux, oxit đồng …).

  • Muối đồng được sử dụng kiểm soát sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ cây trồng.
  • Các hợp chất gốc đồng có khả năng ức chế và phòng ngừa: nấm, vi khuẩn và tảo.
  • Cụ thể như:
    • Cây cà phê: bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt, đén cành, đốm trái, hại lá…
    • Cây chuối: đốm lá, chấm tàn nhang trên trái…
    • Cam, quít: cháy lá, loét thân, đốm đen, bồ hóng, sẹo …
    • Hồ tiêu: bệnh chết nhanh chết chậm, cháy lá, đốm nâu lá, đốm cành, rụng lá …
    • Cây cao su: bệnh lở loét, thối thân, xì mũ …
    • Đậu nành, đậu xanh, đậu phộng, mè, bắp, mía: đen lá, thối trái trên ớt, đốm đen trên lá, rụng lá ..
    • Nho: bệnh sương mai, mốc xám, phấn trắng …
  • Bordeux ở nồng độ cao có thể diệt được cả rêu và địa y.
  • Đồng có trong cấu trúc men thúc đẩy chức năng hấp thu, hô hấp, gắn liền hoạt động sinh lý của cây.
  • Các loại ngũ cốc khi thiếu đồng sẽ ức chế quá trình ra hoa và tạo hạt.
  • Cây thiếu đồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp; lá bạc trắng, lúa không ra đòng đòng, bông thiếu hạt, lép; cây có quả rụng nhiều, phẩm chất kém; rau ra lá ít và dễ héo.
  • Khi bón đạm nhiều, nhất thiết phải bón thêm đồng (Cu).
  • Đất đầm lầy và đất bạc màu thường thiếu đồng do hình thành các hợp chất phức.

Các hợp chất đồng khi sử dụng tương đối an toàn với người và động vật máu nóng.

Do tầm quan trọng của đồng đối với cây trồng, với đất, đặc biệt khi đất được khai thác liên tục qua hoạt động thâm canh, luân canh. Việc bổ sung liên tục đồng cho đất và cho cây trồng là vô cùng cần thiết.

Tài liệu tham khảo:

  1. Giáo trình Hóa BVTV, ĐH Cần Thơ
  2. Copperous chloride,1998, EPA.